Dịch Vụ Kế Toán Cat Nha Trang

Dịch vụ kế toán thuế

Uy tín - Chuyên Nghiệp

Kế Toán Thuế CAT

Uy tín - Chuyên Nghiệp

Quy trình thủ tục chung thành lập công ty mới tại Nha Trang (Giai đoạn 2 + 3)

Ngày Đăng : Thứ Hai - 22/07/2024 | 103

Sau khi xem qua quy trình thủ tục chung thành lập công ty mới tại Nha Trang Giai Đoạn 1, chắc hẳn bạn cũng đã biết được thông tin cần thiết để thành lập giấy phép công ty và đây là giai đoạn 2 + 3 để hiểu rõ hơn nữa về dịch vụ thành lập công ty tại Kế toán Thuế Cat.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Sau khi đã chuẩn bị xong các thông tin cần thiết, người thực hiện thủ tục bắt đầu tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện đều phải chuẩn bị khi thành lập một công ty mới:

Quy trình thủ tục chung thành lập công ty mới tại Nha Trang (Giai đoạn 2 + 3)

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty

Giấy đề nghị đăng ký công ty là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký công ty (doanh nghiệp mới) gửi đến cơ quan thẩm quyền (sở đăng ký kinh doanh). Mẫu nội dung giấy đề nghị được quy định trong các thông tu hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

2. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty là văn bản chứa nội dung thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty (đối với Công ty TNHH, Công ty Hợp Danh) hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau (đối với công ty cổ phần) cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán…) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể công ty một cách hiệu quả.

Mẫu nội dung điều lệ công ty được quy định trong các thông tu hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

3. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

Bạn cần chuẩn bị 1 bản danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với xcông ty cổ phần). Bản danh sách này liệt kê rõ thông tin của từng thành viên/cổ đông cũng như tỷ lệ vốn góp trong công ty mà bạn muốn đăng ký.

4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Sau khi đã có bản danh sách, bạn cần chuẩn chuẩn bị bản sao của một trong các giấy tờ sau đối với mỗi thành viên/cổ đông:

  • Chứng minh nhân dân.
  • Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu.

Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Lưu ý: thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài

Trong trường hợp công ty thành có vốn góp từ thành viên, cổ đông là người nước ngoài thì cần phải có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư còn hiệu lực.

6. Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức trong nước thì cần nộp kèm Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài thì bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ tương tự trường hợp tổ chức trong nước nhưng phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)

Trong trường người làm thủ thục không phải là người đại diện pháp luật của công ty, cần có giấy ủy quyền để người nộp hồ sơ có thể thay mặt người đại diện thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ.

8. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp các giấy phép đặc biệt, chẳng hạn như Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ & đăng bố cáo

1. Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc (nơi tiếp nhận hồ sơ)

Trước hết, người thực hiện cần nắm được rằng cơ quan nào sẽ tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty của bạn. Thông thường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.

Giả sử, công ty bạn đăng ký có trụ sở tại TPHCM, bạn cần đem hồ sơ này đến nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc TPHCM.

2. Nộp hồ sơ & nộp tiền đăng bố cáo

Người thực hiện mang hồ sơ tới cơ quan tiếp nhận để tiến hành nộp. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo lúc nộp hồ sơ.

Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 – Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp).

3. Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Đăng bố cáo

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo ở bước 2 thuộc giai đoạn này.

Đặc biệt: Nộp hồ sơ điện tử thông qua cổng doanh nghiệp quốc gia

Năm 2024 chứng kiến nhiều thay đổi, cải tiến trong thủ tục hành chính, một trong số đó chính là việc áp dụng quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty điện tử thông qua cổng doanh nghiệp quốc gia – dangkykinhdoanh.gov.vn; Việc cải tiến này giúp người thực hiện tiết kiệm được thời gian đi lại, chi phí in ấn, chờ đợi…

Để thực hiện việc nộp hồ sơ thành lập công ty điện tử thông qua cổng doanh nghiệp quốc gia, người thực hiện có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản công thông tin

Người thực hiện truy cập vào đường link Cổng thông tin đăng ký kinh doanh https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, click vào mục: Tạo tài khoản mới. Sau đó người thực hiện nhập (Kê khai) đầy đủ và chính xác các thông tin bắt buộc để tạo tài khoản. Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, người thực hiện click vào nút đăng ký, hệ thống sẽ gửi email tự động đến email đăng ký.

Bước 2: Kích hoạt tài khoản

Kiểm tra hộp thư (inbox, update, promotion, spams) xem có email gửi từ hệ thống Cổng thông tin không, nếu có bạn mở email đó sẽ thấy đường link => Click vào đường link đó để kích hoạt tài khoản.

Bước 3. Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh

Sau khi tài khoản đã được kích hoạt thành công. Người thực hiện trở lại trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, => Tiến hành đăng nhập vào tài khoản vừa mới đăng ký, yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nộp hồ sơ trên cổng thông tin

Người thực hiện nộp đầy đủ và chính xác những hồ sơ theo danh sách được liệt kê trên giao diện cổng thông tin.

Bước 5: Chờ nhận kết quả

Sau khi đã nộp đầy đủ tất cả hồ sơ theo yêu cầu, người thực hiện chờ (3 – 5 ngày). Nếu có kết quả hồ sơ được duyệt, người thực hiện tiến hành các bước thuộc các giai đoạn bên dưới của bài viết này.

Tác giả bài viết : admin

Tags:

Ý kiến bạn đọc

Chưa có comment

Để lại ý kiến của bạn
09.3838.4748
Liên hệ