Dịch Vụ Kế Toán Cat Nha Trang

Dịch vụ kế toán thuế

Uy tín - Chuyên Nghiệp

Kế Toán Thuế CAT

Uy tín - Chuyên Nghiệp

Cách tính giá thành sản phẩm/ dịch vụ

Ngày Đăng : Thứ Hai - 06/05/2024 | 88

Kế toán giá thành sản phẩm công nghiệp/ dịch vụ

Để tính giá thành sản phẩm công nghiệp/ dịch vụ gồm các bước sau.
Bước 1: Kế toán chi phí
Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành.
Bước 3: Kiểm kê xác định sản phẩm dở dang.
Bước 4: Tính giá thành theo phương pháp định mức – tỷ lệ.
Bước 5: Tính giá thành trên MISA.

 Bây giờ chúng ta đi chi tiết từng bước một.

 

Bước 1: Kế toán chi phí.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01-02-03-04, VAS-01 : Chuẩn mực chung; VAS-02: Chuẩn mực Hàng tồn kho; VAS-03: Chuẩn mực TSCĐ hữu hình; VAS-04: Chuẩn mực TSCĐ vô hình.
Có một số lưu ý như sau:

​​​​​​Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn côn suất bình thường thì CPSX chung cố định được phân bổ hết cho mỗi đơn vị sản phẩm. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản không được phân bổ ghi nhận vào chi phí sản xuất trong kỳ.

Ví dụ: Chi phí SX cố định là tiền thuê kho, tiền trích khấu hao TSCĐ hàng tháng là 1 tỷ. Công suất bình thường của DN A hàng tháng là 1 triệu sản phẩm. Tháng 10 DN A sản xuất được 1 triệu sản phẩm. Tháng 11 DN A sản xuất được 1.5 triệu sản phẩm. Tháng 12 DN A sản xuất được 0.8 triệu sản phẩm.

  • Tháng 10 và 11 DN A phân bổ toàn bộ chi phí 1 tỷ vào từng sản phẩm. Cụ thể tháng 10 mỗi sản phẩm được phân bổ: 1.000đ/sản phẩm
  • Tháng 11 phân bổ CPSX cố định: 666.67đ/ sản phẩm.
  • Tháng 12 phân bổ CPSX cố định theo mức công suất thường: 1.000đ/ sản phẩm. Số không được phân bổ ( 1tỷ – 0.8 triệu*1.000 = 0.2 tỷ) này hạch toán vào chi phí 632. Tại sao lại vậy, vì đối với DN A, tháng đó làm việc không hiệu quả. Khoản chi phí này không tính vào giá thành mà tính vào chi phí để ban quản trị xử lý tại sao lại vượt định mức. Nếu kế toán hạch toán vào giá thành khiến giá thành đội cao giảm năng lực cạnh tranh, chính sách giá sai sót. Mà lỗi nằm ở bộ phận sản xuất không tiết kiệm chi phí làm tăng hao phí.
  • Về chi phí sữa chữa TSCĐ, nếu chi phí sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm khôi phục, duy trì khả năng sản xuất ban đầu thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu chi phí này làm tăng công suất, nâng cấp TSCĐ, tiết kiệm chi phí, … làm tăng lợi ích kinh tế thì ghi tăng nguyên giá TSCĐ đó.

 

Kế toán chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : Tài khoản 621

a.Xuất nguyên liệu (NL), vật liệu (VL) sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ ( như sửa chữa otô, dịch vụ y tế…)
Nợ TK 621- CP NL, VL trực tiếp
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

b.Mua nguyên liệu, vật liệu về sử dụng ngay không qua kho phục vụ cho sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ.

Nợ TK 621 – Chi phí NL,VL trực tiếp chưa thuế GTGT
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331, 112, 111…

c.Trường hợp NL,VL xuất ra nhưng không dùng đến/ không sử dụng/ bị hỏng/ kỳ sau không dùng nửa phải nhập lại kho.

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621- CP NL,VT trực tiếp

d.Cuối kỳ kế toán kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp ghi:

Nợ TK 154 – Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán ( phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 621 – CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Nhân công trực tiếp bao gồm nhân viên trực tiếp trong nhà máy, phân xưởng, trực tiếp sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, dịch vụ. (công nhân sản xuất, công nhân đứng máy, côn nhân phụ, nhân viên phục vụ sản xuất..)
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả: tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, các khoản phụ cấp độc hại, chức vụ, ăn giữa ca…

a.Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương ghi nhận:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
Có TK 334 – Phải trả nhân viên

b.Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, BHTN….

Nợ TK 622 –  CPNCTT
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác ( 3382,3383,3384,3386)

c.Khi công nhân sản xuất nghỉ phép, ngừng sản xuất theo kế hoạch

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả nhân viên

d.Cuối kỳ tính toán, phân bổ và kết chuyển

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán ( Chi phí nhân công vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Về trích trước tiền lương nghỉ phép như mục (c ):
Trong sản xuất, ở công ty có số lượng nhân viên lớn, tiền lương nghỉ phép ảnh hưởng đáng kể đến giá thành. Nếu không có kế hoạch nghỉ phép thì những ngày nghỉ lễ tết vẫn phải trả lương cho nhân viên nhưng số ngày làm việc ít, và kéo theo số sản phẩm sản xuất ra ít. Vì tiền lương không đổi thậm chí tăng do thưởng lễ tết, mà số lượng sản phẩm giảm sẽ làm giá thành đội lên, làm thay đổi lợi nhuận của tháng đó.
Quy định của luật thuế TNDN về trích trước tiền lương như sau:
Tại khoản 2.5.c Điều 6, Thông tư số 78 / 2014 / TT – BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

“c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định”.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng tiền lương thì mức trích lập không vượt quá 17% quỹ tiền lương thực tế đã thực chi trả đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo quy định.

>>> Xem ngay Hướng dẫn trích trước lương nghỉ phép theo đúng luật.

Kế toán Chi phí sản xuất chung – TK 627

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phục vụ sản xuất phát sinh ở cấp độ phân xưởng và tương đương, như nhà máy, phòng sản xuất, đội, trạm…gồm: lương cán bộ, nhân viên quản lý phân xưởng, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; khấu hao TSCĐ; thuê tài sản; công cụ dụng cụ; chi phí sửa chữa thường xuyên; mua ngoài…
Tài khoản chi tiết: gồm 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi. Nếu doanh nghiệp muốn quản trị chi tiết hơn thì tạo thêm TK cấp 3.
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên phân xưởng.
TK 6272 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng.
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, điện thoại,… dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng.
TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Tác giả bài viết : admin

Tags:

Ý kiến bạn đọc

Chưa có comment

Để lại ý kiến của bạn
09.3838.4748
Liên hệ